Và đương nhiên, cái gì cũng có lý do của nó chứ không có gì cả tự nhiên cả...
I/ Vấn đề nội dung trong App
- Trước khi đăng tải bất kì sản phẩm ( ứng dụng ) nào lên trên Google Play thì đều phải thông qua sự kiểm duyệt chặt chẽ của Google. Nói về độ xem xét chặt chẽ thì hiện tại Apple chính là ngôi vương, xếp sau là Google. Bởi vậy ta có thể thấy các ứng dụng trên Google Play ( CHPlay ) luôn đa dạng hơn AppStore của Apple. Sự kiểm soát nội dung của 2 nền tảng này không hề thừa, nó giúp ngăn chặn các ứng dụng độc hại, các ứng dụng có mã độc hoặc có dính Virus. Tất nhiên, các ứng dụng của chúng tôi trên ArloSaber.com không phải vì lí do này mà không thể tải lên trên đó.
II/ Nội dung vi phạm bản quyền hoặc có liên quan đến bên thứ ba
- Bất kì ứng dụng nào tạo ra và có mặt trên Google Play đều có một tác dụng nhất định, nội dung trong đó phải mang tính sáng tạo, không sao chép và không gây ảnh hưởng đến các nền tảng ứng dụng khác,...
- Các ứng dụng / tài liệu trên ArloSaber.com đang vi phạm điều thứ 3: gây ảnh hưởng đến các nền tảng ứng dụng khác, và cụ thể hơn đó chính là Facebook. Các nền tảng ứng dụng mang tính Hack/Mod được cho là đang có sự phá hoại ứng dụng khác và điều này còn có thể liên quan đến pháp luật tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam .
( Trích từ thuvienphapluat: Luật An ninh mạng quy định chi tiết 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, khoản 3 điều 8 nếu rõ: “Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.”
Chiếu theo luật này, các hành vi phát triển, mua bán, sử dụng tool hack trong game đều có thể bị quy vào tội “Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính”. Như vậy, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện hoặc bị các đơn vị phát hành game kiện, những người có hành vi này hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.)
- Đây cũng là lí do mà nhiều người không đưa các sản phẩm / ứng dụng của mình trên Google Play hay AppStore dù không vi phạm bất kì điều khoản nào cũng chỉ bởi 2 từ "chi phí"...
- Theo technic: Người dùng cần phải chi trả 25 USD cho mỗi lần tải ứng dụng lên Google Play, còn AppStore thì phải mất 100 USD. So với thu nhập người Việt Nam thì con số này cũng không hề nhỏ. Do đó nhiều người đã lựa chọn lưu trữ các ứng dụng lên nền tảng Web hoặc Cloud đám mây riêng của mình. Nhưng ngược lại, cũng không ít người chịu bỏ tiền túi để đưa ứng dụng lên các Cửa hàng Trực Tuyến bởi ứng dụng đó có thể đem lại thu nhập cho họ, và thu nhập từ các nhà phát triển chính là Quảng Cáo. Do đó, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều ứng dụng có dòng chữ "Chứa quảng cáo" ngay cạnh tên ứng dụng.
Như vậy, mình cũng đã giúp các bạn gỉai đáp xong nội dung "Lý do các ứng dụng này không có trên Google Play và AppStore". Hi vọng rằng sau bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nó. Mình hoàn toàn có đủ điều kiện để chi trả mức phí đưa các ứng dụng lên Cửa hàng ứng dụng Trực Tuyến ( CHPlay ) nhưng tuy nhiên nó có sự liên quan đến pháp luật nên cho dù có đưa lên thì cũng không được duyệt...Thank you for reading.